Page de couverture de Tạp chí xã hội

Tạp chí xã hội

Tạp chí xã hội

Auteur(s): RFI Tiếng Việt
Écouter gratuitement

À propos de cet audio

Những vấn đề xã hội Việt Nam và trên thế giới qua lăng kính RFI

France Médias Monde
Sciences sociales
Épisodes
  • Băng đảng Mafia : Những ông hoàng bảo trợ cho dòng nhạc Jazz Mỹ ?
    Jul 23 2025
    Năm 1980, nhà xã hội học người Mỹ Ronald L. Morris, trong tác phẩm đề tựa « Wait until Dark: Jazz and Underworld » (tạm dịch là Khi màn đêm buông xuống : Jazz và Thế giới ngầm), từng khẳng định nhạc Jazz trong giai đoạn Lệnh cấm (1920-1933) sẽ không còn là Jazz nếu không có sự che chở của các băng đảng tội phạm. Theo ông, Jazz chịu rất nhiều ảnh hưởng từ mafia. Storyville, New Orleans : Nền tảng đầu tiên của mối liên hệ Jazz - Mafia Mối liên hệ này được hình thành tại Storyville, New Orleans vào cuối thế kỷ XIX. Đó là thời điểm làn sóng di cư người Ý diễn ra mạnh mẽ : Trong vòng 20 năm, 1880 – 1900, hơn 650 ngàn người Ý và Sicilia đổ vào nước Mỹ, quốc gia vừa thoát khỏi cảnh Nội Chiến. Họ băng Đại Tây Dương, mơ về một nước Mỹ thịnh vượng và cởi mở. Không chỉ có người Ý, trên các cầu cảng còn có người Ireland, và hàng triệu di dân đến từ Đông Âu, phần lớn là người Do Thái. Họ chạy trốn cảnh nghèo đói, thoát cảnh chiến tranh hay sự truy bức. Nhưng giấc mộng đó nhanh chóng tan vỡ khi phải đối mặt với thực tế nghiệt ngã : Nạn kỳ thị chủng tộc và chủ nghĩa bản địa. Bị hắt hủi, bị gạt ra bên lề xã hội, thất nghiệp, không được học hành, những di dân gốc Ý, Do Thái hay châu Phi sống chen chúc trong những khu phố nghèo tại các thành phố cảng lớn như Lower East Side ở New York hay như khu Vieux-Carré tại New Orleans. Các băng đảng tội phạm lần lượt xuất hiện : Mano nera, mafia, cosa nostra…. Không được tiếp cận các ngành kinh doanh hợp pháp, những nhóm tội phạm này mở rộng các hoạt động ngầm về đêm, thâu tóm các lĩnh vực giải trí và sân khấu, giang tay đón nhận những người nghệ sĩ lang thang, đặt nên nền tảng đầu tiên cho mối liên hệ giữa Jazz và Mafia trong nhiều thập niên sau đó của thế kỷ XX. Nhạc sĩ dương cầm Earl Hines, từng giải thích : « Các thành viên mafia đã nhanh chóng tìm thấy trong âm nhạc một lớp vỏ bọc tuyệt vời cho những mánh lới được thực hiện trong hậu trường, từ các trò cờ bạc trái phép, buôn thuốc phiện, cho đến cả mãi dâm. » Steven Jezo – Vannier, tác giả tập sách « Music Connection. Les parrains de la musique américaine au XXè siècle » (tạm dịch là Kết nối âm nhạc. Những người bảo trợ cho âm nhạc Mỹ thế kỷ XX), cho biết, vào năm 1902, người ta ước tính ở Storyville, đã có đến 85 sàn nhảy, gần 800 quán rượu và 230 nhà chứa, nơi hoạt động của khoảng 1.500 gái làng chơi. Ba phần tư các chủ sở hữu những cơ sở này đều là trùm các băng đảng với những cái tên Joe Segretta, Henry Matranga, Peter Ciacco hay Pete Lala, với câu lạc bộ nổi tiếng Big 25, sàn diễn đầu tiên của Joe Oliver – người sau này trở thành King Oliver. Đó cũng là nơi xuất thân của nhiều tên tuổi khác trong làng nhạc Jazz như Jelly Roll Morton, Kid Ory, Buddy Bolden, Louis Amstrong hay Cab Calloway… 1920 : Thời điểm quyết định cho cuộc hội ngộ Jazz - Mafia Theo nhà sử học Ronald L. Morris, cuộc hội ngộ mang tính quyết định giữa giới nhạc sĩ Jazz và Mafia là vào những năm 1920. Đây là thời điểm chính quyền tổng thống Woodrow Wilson ban hành Lệnh Cấm Rượu (1920-1933), bị cáo buộc là nguồn cội của mọi tệ nạn xã hội, khiến các quán rượu và tụ điểm hội hè bị đóng cửa, kết thúc thời kỳ hoàng kim một thế hệ Mafia tại New Orleans. Các nhóm tội phạm cùng những người chơi nhạc Jazz rời Storyville đi về phía bắc đến New York, Chicago, Kansas City… Họ sắp xếp lại hoạt động về đêm dọc theo các tuyến đường buôn rượu với sự tiếp tay của giới chức địa phương, và nhiều nghị sĩ Mỹ. Một thế hệ mới các ông trùm băng đảng gốc Ý, Do Thái hay Ireland ra đời, trong số này phải kể đến Al Capone, Alcatraz hay Dutch Schulz… Đam mê mãnh liệt nhạc Jazz cùng với sự táo bạo trong cách tổ chức và quản lý thế giới ngầm, thế hệ tội phạm mới này đã tái hiện các đêm nhạc với những câu lạc bộ tiện nghi, vui nhộn hơn, mở cửa cho tất cả các thành phần, và do vậy, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ mới của thời kỳ hậu chiến. Tại các cơ sở mới này, nhạc cũ lỗi thời nhường ...
    Voir plus Voir moins
    12 min
  • Phan Huy: Khi thời trang gợi lên cảm xúc về nguồn cội, về quê hương
    Jul 16 2025
    Thương hiệu thời trang cao cấp Phan Huy gần đây mang đến Paris một buổi trình diễn thời trang đầy sáng tạo và độc đáo, bên lề Tuần lễ thời trang Haute Couture Paris Thu Đông (07-10/07/2025) với những hương sắc của đồng quê, những hương vị dân gian, của nông thôn Việt Nam, nhưng không hề thiếu đi tính chất haute couture, tính cao cấp, về mặt kỹ thuật thủ công tinh xảo đến từng chi tiết. Các bộ trang phục của Phan Huy được giới mộ điệu thời trang ở Paris biết đến trong những năm vừa qua, nhưng đây là lần đầu tiên nhà thiết kế người Việt đến Paris để giới thiệu về bộ sưu tập với tựa đề « Trưa hè oi ả », được trình diễn tại Palais de Tokyo vào ngày 07/07 vừa qua. Những chất liệu sáng tạo đến từ bản sắc Á Đông, nhưng không bị gò bó bởi những hình ảnh truyền thống, mà hòa quyện, lan tỏa tính truyền thống, trong thế giới thời trang mang tính hiện đại, của tương lai. Nhân sự kiện này, RFI đã có dịp trao đổi với nhà thiết kế 26 tuổi về thời trang và hành trình đưa tên tuổi của anh đến các sự kiện quốc tế. RFI : Xin cảm ơn nhà thiết kế Phan Huy đã dành thời gian chia sẻ với RFI. Trước khi nói về bộ sưu tập mới nhất và về thương hiệu của mình, Huy có thể giới thiệu về cách mà mình đã đến với thời trang và sáng lập ra thương hiệu của riêng mình ? Phan Huy : Cũng giống như bao nhiêu bạn sinh viên hoặc những người bắt đầu vào ngành thời trang, tôi đã học Đại học kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh chuyên ngành thiết kế thời trang và trong quá trình học thì cũng tích góp những kinh nghiệm về thực tế cũng như về học tập, và sau đó đã bắt đầu thực hiện bộ sưu tập tốt nghiệp của mình. Điều rất là may mắn cho tôi là bộ sưu tập tốt nghiệp được rất nhiều người chú ý và có thể dùng từ là hơi bùng nổ mạng xã hội ở Việt Nam và đó là một tiền đề rất tốt và tôi rất trân trọng, vì ngay từ khi bắt đầu, đã có rất là nhiều khách hàng đến với Huy và từ đó tôi sáng lập ra công ty thiết kế thời trang Phan Huy. RFI : Sau gần 3 năm thành lập, triết lý sáng tạo thời trang của Phan Huy là gì ? Phan Huy : Khi tôi thực hiện các thiết kế của mình thì tôi luôn nghĩ đến một cái chữ, đó là Purism - chủ nghĩa thuần khiết. Thuần khiết ở đây là thuần khiết trong ý tưởng, cũng như trong chất liệu, hay là thuần khiết về tất cả mọi mặt mà tôi muốn hướng đến. Tôi cũng muốn những thiết kế của mình mang một cái cảm xúc rất là thuần khiết, với những hình ảnh thiết kế ra có thể khiến cho mọi người nhìn thấy và yêu thích nó, từ ý tưởng đến mặt thẩm mỹ trong mỗi thiết kế của mình. Tôi luôn tin là thời trang cũng là một môn nghệ thuật và điều quan trọng nhất của một bộ môn nghệ thuật chính là truyền tải được một cái cảm xúc đến cho khán giả cũng như đến cho người mặc. Nói thật là tôi cũng đã rất nhiều lần cảm thấy xúc động khi nhìn thấy những thiết kế vì vẻ đẹp của nó. Cho nên tôi cũng muốn tạo ra những cái thiết kế như vậy để khi khách hàng của mình hoặc những khán giả của mình xem, họ nhìn thấy và họ cảm thấy có những cảm xúc rất là lớn trong lòng. RFI : Sau 5 bộ sưu tập trước, hầu hết đều lấy cảm hứng về thiên nhiên, với những chất liệu quen thuộc đối với Việt Nam, thì về bộ sưu tập mới nhất của Phan Huy, khán giả tại Palais de Tokyo có thể thấy qua 36 bộ trang phục là những hình ảnh quen thuộc, từ những chiếc nón lá che mưa, từ những chiếc quạt lá dứa hay là từ lưới đánh cá hay những tờ lá chuối khô, tất cả những chất liệu đó đến từ nông thôn Việt Nam, từ những cái màu sắc của đồng quê Việt Nam. Bạn có thể chia sẻ thêm về những lựa chọn của mình ? Phan Huy : Những bộ sưu tập khác của tôi đa số đều đều lấy cảm hứng từ Việt Nam, thì lần này tôi sẽ lấy những cảm hứng khiến nó hiện đại hơn. Bộ sưu tập tốt nghiệp của tôi, diễn tả một cảnh đồng quê và quay trở lại tuổi thơ. Khi chế tác bộ sưu tập đó, tôi nhận được những ...
    Voir plus Voir moins
    10 min
  • Trung Quốc vô thần muốn thách thức truyền thống tái sinh trong Phật giáo Tây Tạng
    Jul 9 2025
    Lãnh đạo của Phật giáo Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma đã mừng thọ 90 tuổi hôm 06/07 vừa qua và tuyên bố sẽ tái sinh, tiếp nối truyền thống hàng ngàn năm ở Tây Tạng trong một thế giới tự do, xoá bỏ những nghi ngờ rằng ngài sẽ là vị Đạt Lai Lạt Ma cuối cùng. Việc chọn người tiếp nối Đạt Lai Lạt Ma, một vấn đề tâm linh trong Phật Giáo Tây Tạng, đã trở thành vấn đề chính trị khi Trung Quốc “phi tôn giáo” muốn can thiệp, tự chọn người kế vị. Với tên khai sinh là Tenzin Gyatso, Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 là vị lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng hưởng thọ lâu nhất từ 600 năm qua, qua các đời Đạt Lai Lạt Ma. Tự mô tả mình là một “nhà tu hành đơn thuần,” Đạt Lai Lạt Ma được hàng triệu tín đồ tin theo, tôn thờ ông như là một vị Phật sống, là người bảo hộ cho vùng đất thiêng. Ông đã phải sống lưu vong, rời khỏi quê hương vào những năm 1950, khi Trung Quốc tiến hành cuộc đàn áp quân sự, nhằm kiểm soát khu vực này. Đạt Lai Lạt Ma trở thành biểu tượng của khát vọng tự do, của hòa bình, dù bị Bắc Kinh coi là kẻ ly khai. Vài ngày trước khi bước sang tuổi 90, ông đã dập tắt những đồn đoán cho rằng mình là vị Đạt Lai Lạt Ma cuối cùng, tuyên bố sẽ có người kế nhiệm khi ông qua đời. Văn phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ đạo việc tìm kiếm và công nhận người kế nhiệm theo truyền thống lâu đời trong Phật giáo Tây Tạng. Trong Phật Giáo Tây Tạng, tái sinh những tulku là những cao tăng giác ngộ, và họ lựa chọn quyết định tái sinh để tiếp tục phụng sự chúng sinh. Sau khi chết, tâm thức sẽ chuyển sang một thân xác mới. Đối với Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma (Panchen Lama), hai cao tăng có chức vị cao nhất, việc tái sinh của họ được quy định rõ ràng. Để tìm ra người được tái sinh, đầu tiên phải dựa trên những dấu hiệu, những điều đã được tiên tri, những điềm báo và một loạt bài kiểm tra, ví dụ như xem đứa trẻ có phản ứng với những vật dụng của người tiền nhiệm hay không. Liên quan đến sự can thiệp của Trung Quốc, cách nay 30 năm, vào năm 1995, Đạt Lai Lạt Ma đã công nhận Gedhun Choekyi Nyima là hiện thân của Ban Thiền Lạt Ma thứ 11. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, hiện thân của cao tăng này, lúc đó 6 tuổi, đã bị bắt cóc, và từ đó cho đến nay vẫn chưa rõ tung tích. Vụ việc được cho là do chính phủ Cộng Sản Trung Quốc đứng đằng sau. Bởi vài tháng sau vụ "bắt cóc" này, Bắc Kinh đã "tìm ra" hiện thân của Panchen Lama, Gyaltsen Norbu, qua một quá trình được cho là không minh bạch, và về phe chính phủ Trung Quốc. Vị Lạt Ma này không được phía Tây Tạng và Đạt Lai Lạt Ma hiện tại công nhận. Nếu như tuyên bố sẽ tái sinh của Đạt Lai Lạt Ma được tín đồ hoan nghênh thì, nhiều người lo sợ rằng khi Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 qua đời, Bắc Kinh sẽ tận dụng này để "kiểm soát đức tin", dẫn đến nguy cơ xảy ra kịch bản : một Đạt Lai Lạt Ma thứ 15 được chỉ định theo phương cách truyền thống của Tây Tạng và một người khác được Trung Quốc chỉ định. Để tìm hiểu về truyền thống tái sinh này, cũng như những vấn đề địa chính trị trước sự can thiệp của Trung Quốc, trong mục tạp chí xã hội tuần này, RFI Tiếng Việt đã mời các chuyên gia về Tây Tạng, bà Katia Buffetrille, nhà nhân chủng học, tại trường École Pratique des Hautes Études, và Nicola Schneider, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Văn Minh Á Đông (Centre de recherche sur les civilisations de l’Asie orientale). Cả hai đã nghiên cứu về Tây Tạng từ hơn hai chục năm qua, với nhiều công trình nghiên cứu về nhân chủng học, cũng như tôn giáo. RFI : Đạt Lai Lạt Ma chiếm vị trí như thế nào trong phật giáo Tây Tạng, và tầm quan trọng của tuyên bố về việc ngài sẽ tái sinh được đánh giá như thế nào ? Nicola Schneider : Vào năm 2011, khi người dân Tây Tạng bầu chọn người đứng đầu chính phủ lưu vong và Đạt Lai Lạt Ma quyết định rút khỏi chính trường, trao toàn bộ quyền cho chính phủ này. Trước đó, ông vừa là lãnh tụ tinh thần, vừa là lãnh đạo về mặt chính trị. Năm đó, ông cũng đã ...
    Voir plus Voir moins
    10 min

Ce que les auditeurs disent de Tạp chí xã hội

Moyenne des évaluations de clients

Évaluations – Cliquez sur les onglets pour changer la source des évaluations.